Trang chủ kinh-te Phát triển kinh tế tư nhân: Trao quyền nhưng tránh độc quyền

Phát triển kinh tế tư nhân: Trao quyền nhưng tránh độc quyền

bởi Admin
0 Lượt xem
Phát triển kinh tế tư nhân: Trao quyền nhưng tránh độc quyền - Ảnh 2.

Ông Đậu Anh Tuấn: Bức tranh của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu ở quy mô bé. Điều đáng nói, qua thời gian quy mô của doanh nghiệp tư nhân có xu hướng không tăng nhiều. Điều tra, nghiên cứu của VCCI và một số tổ chức cho thấy, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam “không lớn nhiều”.

Phát triển kinh tế tư nhân: Trao quyền nhưng tránh độc quyền - Ảnh 3.

Với hơn 5 triệu hộ kinh doanh, phần lớn các hộ kinh doanh này không có đông lực để chuyển sang doanh nghiệp chính thức dù thời gian qua có nhiều chính sách khuyến khích. Ngoài ra, khi thành doanh nghiệp chính thức sẽ làm tăng chi phí tuân thủ pháp luật, chi phí thực hiện các quy định khác.

Hộ kinh doanh hiện ít bị ràng buộc bởi các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, lao động, môi trường… Cùng với đó là nhóm chính sách về thuế, phí. Nếu thành lập doanh nghiệp chính thức thì phải mở sổ sách kế toán, thực hiện nhiều thủ tục khác.

Đây là một trong những cản trở lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Hộ kinh doanh cá thể cứ muốn ở mãi trong “vùng xám”- vùng thực hiện các quy định pháp luật chưa thực sự được triệt để. Điều này cũng tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với những doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc đáp ứng những nghĩa vụ thuế, môi trường…

Về giải pháp thúc đẩy các hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, điều quan trọng nhất là cần cho họ có động lực kinh tế để chuyển lên doanh nghiệp, chứ không phải giải pháp hành chính đơn thuần.

Động lực kinh tế bằng cách giảm, đơn giản hoá các quy định pháp luật. Đặc biệt là quy đinh về thuế, phí làm sao các doanh nghiệp có một hệ thống quy định thuế, phí, lao động… đơn giản, thân thiện.

Phát triển kinh tế tư nhân: Trao quyền nhưng tránh độc quyền - Ảnh 4.
Phát triển kinh tế tư nhân: Trao quyền nhưng tránh độc quyền - Ảnh 5.

Ông Đậu Anh Tuấn: Sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong chuỗi sản xuất đang ở mức độ khiêm tốn, trong bối cảnh công nghiệp hỗ trợ kém phát triển.

Các doanh nghiệp tư nhân làm nhà thầu thụ, cung cấp các dịch vụ cho những doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam không nhiều. Có sự tăng trưởng trong thời gian qua song còn rất khiêm tốn.

Đáng chú ý khi theo khảo sát gần đây chứng kiến xu hướng đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp FDI quy mô nhỏ.

Phát triển kinh tế tư nhân: Trao quyền nhưng tránh độc quyền - Ảnh 6.

Doanh nghiệp FDI quy mô nhỏ làm thầu phụ cung cấp dịch vụ, hỗ trợ cho các FDI lớn ngày càng nhiều hơn. Điều này khiến “miếng bánh” cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu càng bé hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất.

Mức độ liên kết, tham gia với chuỗi sản xuất toàn cầu còn yếu một phần đến từ năng lực, công nghệ, quản trị… còn hạn chế của doanh nghiệp tư nhân. Và đây cũng là một điểm yếu trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua. Bởi bản thân các nhà đầu tư nước ngoài chưa thấy lợi ích, chưa có động lực để kết nối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Ngoài ra, các doanh nghiệp tư nhân đang gặp quá nhiều khó khăn từ mặt bằng kinh doanh, chi phí vốn cao…

Như đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, nếu chi phí vốn chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng thì rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ngoài. Các doanh nghiệp này có vốn đầu tư chỉ ở mức lãi suất 2-3%/năm, trong khi doanh nghiệp Việt phải chịu lãi suất cao, có khi trên 2 con số. Với sự chênh lệch này, doanh nghiệp gần như rất khó có thể cạnh tranh.

Phát triển kinh tế tư nhân: Trao quyền nhưng tránh độc quyền - Ảnh 7.
Phát triển kinh tế tư nhân: Trao quyền nhưng tránh độc quyền - Ảnh 8.

Ông Đậu Anh Tuấn: Nguồn vốn, nguồn lực cho doanh nghiệp đang phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống ngân hàng. Trong khi điều kiện vay vốn ngân hàng với doanh nghiệp tư nhân là không dễ dàng khi cần có tài sản thế chấp, bên cạnh lãi suất cao. Muốn đầu tư dài hạn cần có những kênh huy động vốn khác như trái phiếu, thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, muốn doanh nghiệp tiếp cận vốn giá rẻ thì thị trường tài chính, kinh tế vĩ mô phải ổn định. Nếu hệ thống ngân hàng hoạt động không lành mạnh, hệ thống tài chính hoạt động không tốt, kinh tế vĩ mô không được đảm bảo sẽ khiến lãi suất cho vay tăng cao.

Cần ổn định kinh tế vĩ mô, lành mạnh hoá thị trường tài chính để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn rẻ.

Ngoài ra, các thiết chế cung cấp vốn cần phải phong phú hơn. Hiện các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo – những doanh nghiệp có khả năng rủi ro cao tại Việt Nam hiện chưa phát triển. Nếu có thì hoạt động chưa hiệu quả, như Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phát triển kinh tế tư nhân: Trao quyền nhưng tránh độc quyền - Ảnh 9.

Tính thị trường của các quỹ này chưa cao. Các hỗ trợ từ ngân sách phần lớn có cách tiếp cận chưa phù hợp, chưa chấp nhận rủi ro, nên vận hành tương đối dè dặt.

Các chương trình hỗ trợ vốn từ ngân sách trong thời gian qua hoạt động không hiệu quả bởi sự ngại rủi ro, nếu thất thoát có thể có khả năng bị thanh tra, kiểm tra…  Các ngân hàng thương mại, các quỹ rất ngại điều này. Bản thân doanh nghiệp tiếp nhận khoản vay cũng vậy. Như trong chương trình hỗ trợ lãi suất sau COVID-19, có doanh nghiệp vay song trả lại bởi ngại thanh tra, kiểm tra.

Do vậy cần đổi mới phương thức hỗ trợ cho vay theo hương chấp nhận rủi ro. Đã kinh doanh phải chấp nhận rủi ro, đã đầu tư vào doanh nghiệp phải có lãi có lỗ. Không thể tất cả các quyết định đầu tư đều mang lại lợi nhuận, đây không phải là hoạt động kinh doanh.

Cần cởi mở trong tư duy, có những cách thức quản lý các quỹ theo hướng thị trường hơn. Nên khuyến khích các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thiên thần vào hệ sinh thái cho vay vốn của doanh nghiệp.

Ông Đậu Anh Tuấn: Cùng với nguồn vốn, cải cách về thể chế là giải pháp mà các doanh nghiệp tư nhân mong chờ nhất.

Những khó khăn về quy định kinh doanh, phiền hà thủ tục hành chính, sự tốn kém về chi phí tuân thủ đang làm bất lợi cho doanh nghiệp tư nhân.

Thủ tục hành chính phức tạp có thể khiến khiến doanh nghiệp đối diện rủi ro cao hơn. Hay sự thay đổi đột ngột của nhiều quy định, áp dụng không nhất quán cũng tăng tính rủi ro cho môi trường kinh doanh. Cần phải thay đổi mạnh mẽ từ chất lượng ban hành chính sách đến thực thi chính sách.

Thời gian qua chúng ta thiên về tháo gỡ khó khăn, tháo gỡ rào cản, song điều này chưa đủ. Các chính sách trong thời gian tới cần mang tính bổ trợ, kiến tạo, thúc đẩy. Điều mới tạo ra động lực mạnh mẽ cho doanh nghiệp tư nhân.

Phát triển kinh tế tư nhân: Trao quyền nhưng tránh độc quyền - Ảnh 10.
Phát triển kinh tế tư nhân: Trao quyền nhưng tránh độc quyền - Ảnh 11.

Ông Đậu Anh Tuấn: Nói về chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, Phó Tổng Thư ký VCCI cho rằng, cần những nhóm hỗ trợ khác nhau cho những đối tượng khác nhau. Không thể có một nhóm giải pháp “cào bằng” cho tất cả.

Ví dụ nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp dẫn đầu, doanh nghiệp lớn thì phải cần có những nhóm chính sách riêng như: Trao quyền, tăng quyền hạn. Có thể thực hiện qua cơ chế đặt hàng các doanh nghiệp lớn tại các công trình quan trọng của quốc gia, khuyến khích cho họ tham gia vào những dự án tầm cỡ… Qua việc đặt hàng có thể giúp các doanh nghiệp mạnh hơn, thậm chí vươn ra khu vực, thế giới.

Tuy nhiên song song với cơ chế trao quyền cần phải kiểm soát để tránh tình trạng độc quyền nhà nước chuyển sang độc quyền tư nhân. Công khai, minh bạch là một trong những nhóm giải pháp quan trọng để ngăn chặn sự độc quyền.

Phát triển kinh tế tư nhân: Trao quyền nhưng tránh độc quyền - Ảnh 12.

Với nhóm doanh nghiệp cỡ vừa, cần có chính sách phát triển các ngành công nghiệp mang tính trọng điểm như trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ. Cần có chính sách phù hợp giúp tiếp cận vốn, mặt bằng kinh doanh, chính sách hỗ trợ quản trị… để tăng tính cạnh tranh.

Còn doanh nghiệp siêu nhỏ, các hộ kinh doanh, nhóm chính sách quan trọng nhất là cải cách thủ tục hành chính thân thiện, đơn giản hơn. Những chương trình hỗ trợ, đào tạo tư vấn làm sao giúp nhóm doanh nghiệp này lớn mạnh lên, vượt ra khỏi “vùng xám”.

Nguồn: VTV

Bài viết liên quan