Trang chủ kinh-te Đa dạng hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với thuế quan

Đa dạng hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với thuế quan

bởi Admin
0 Lượt xem

Các mức thuế đối ứng của Hoa Kỳ đều là loại thuế đơn phương theo pháp luật nội địa của Hoa Kỳ và có thể thay đổi bất cứ khi nào. Do đó, các doanh nghiệp Việt xuất khẩu vào thị trường này phải hết sức chủ động, vừa để ứng phó, vừa để chuyển hướng chiến lược. Đây là nhận định của các đại biểu tại Hội thảo Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Tổng hợp kim ngạch của hơn 20 mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường Hoa Kỳ, theo nguồn từ VCCI, cùng với ngành xuất khẩu ít nhất vào thị trường này, thị trường Hoa Kỳ cũng chiếm hơn 17% tỉ trọng xuất khẩu, như mặt hàng thuỷ tinh và các sản phẩm từ thủy tinh. Với những mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ, thị trường Hoa Kỳ chiếm tới hơn 55% tỷ trọng xuất khẩu của ngành này. Như vậy, những thay đổi, biến động nhỏ nhất từ chính sách thuế quan cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, Việt Nam lại đang có sẵn 17 Hiệp định thương mại tự do. Đây là thời điểm cộng đồng doanh nghiệp cần tận dụng tốt lợi thế này để xuất khẩu sang các thị trường khác. Đồng thời, cũng rất cần sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng và Chính phủ.

Ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: “VCCI kiến nghị Chính phủ từ thu ngân sách của chúng ta những năm vừa qua đều có dấu hiệu tốt hơn rất nhiều, vượt kế hoạch. Từ phần tăng thu ngân sách, chúng ta trích ra một phần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn lúc này, đồng thời, hỗ trợ trực tiếp cho công tác xúc tiến thương mại thông qua các chương trình mới”.

Các chuyên gia đề xuất, thời điểm này chưa nên bổ sung thêm các mặt hàng vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Bên cạnh thuế nhập khẩu đối ứng, theo các chuyên gia, phía Hoa Kỳ còn quan tâm đến các sắc thuế khác của Việt Nam, như thuế giá trị gia tăng (GTGT). Hiện nay, Chính phủ đã tiếp tục kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng 2% đến hết năm 2026. Tuy nhiên, vẫn cần điều chỉnh cho một số ngành hàng, lĩnh vực.

Bà Nguyễn Việt Hà – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội chia sẻ: “Việc sửa đổi luật thuế GTGT vừa rồi đã hạn chế rất nhiều dịch vụ xuất khẩu, như dịch vụ tìm kiếm nguồn hàng là một dịch vụ có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đưa các mặt hàng của mình vào thị trường Hoa Kỳ hiện tại vẫn chưa rõ, trong các danh sách những dịch vụ được hưởng thuế suất VAT 0% vẫn không có loại dịch vụ này”.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng đề xuất, thời điểm này chưa nên bổ sung thêm các mặt hàng vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, ví dụ bia rượu, nước giải khát để thuận lợi cho việc đàm phán với phía Hoa Kỳ.

Bà Chu Thị Vân Anh – Phó chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam nêu ý kiến: “Đang là một áp lực rất lớn khi có đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt khá sốc. Chúng tôi kiến nghị gửi Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành với mong muốn xem xét lộ trình phù hợp, giãn mức thuế đối với ngành đồ uống có cồn, cũng như xem xét chưa bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng tiêu thụ đặc biệt để hỗ trợ các doanh nghiệp”.

Các chuyên gia cũng đề xuất, cần có chính sách sắp xếp lại chuỗi cung ứng, hạn chế những thị trường cung ứng rủi ro, để tránh việc doanh nghiệp Việt làm điểm trung chuyển, thay đổi xuất xứ hàng hoá. Đặc biệt, phải tăng cường sức mạnh chuỗi cung ứng nội địa, tăng tỉ lệ giá trị gia tăng từ Việt Nam trong hàng hoá xuất khẩu.

Nguồn: VTV

Bài viết liên quan