Trang chủ kinh-te Đề xuất không hạn chế doanh nghiệp Nhà nước đầu tư kinh doanh bất động sản

Đề xuất không hạn chế doanh nghiệp Nhà nước đầu tư kinh doanh bất động sản

bởi Admin
0 Lượt xem

Sáng 13/5, Quốc hội nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Giảm 50% thủ tục trình lên Thủ tướng

Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế – Tài chính Phan Văn Mãi cho biết về phân cấp, phân quyền, đơn giản thủ tục hành chính, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn Nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp.

Cắt giảm 7/24 (khoảng 30%) thủ tục hành chính; khoảng 50% số thủ tục trình lên Thủ tướng Chính phủ được cắt giảm hoặc phân cấp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, tăng cường phân cấp cho doanh nghiệp. 

Về nguyên tắc quản lý đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến đề nghị làm rõ quy định “vốn Nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp được xác định là tài sản, vốn của pháp nhân doanh nghiệp”.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế – Tài chính Phan Văn Mãi

Uỷ ban Thường vụ cho rằng, việc quy định nội dung trên tại dự thảo Luật có thể phát sinh những bất cập, vướng mắc.

Đơn cử như Luật Doanh nghiệp không quy định cụ thể tài sản góp vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp là tài sản, vốn của pháp nhân doanh nghiệp. “Nếu bổ sung nguyên tắc này có thể xung đột với khái niệm vốn Nhà nước tại doanh nghiệp của dự thảo Luật”, ông Mãi nêu.

Đồng thời, đối tượng áp dụng của dự thảo Luật là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và dưới 50% vốn điều lệ do đó ngoài vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp còn có vốn của các thành viên góp vốn/cổ đông khác.

Các quy định trong dự thảo Luật đã bảo đảm nguyên tắc doanh nghiệp được chủ động, tự chủ trong việc sử dụng vốn và tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo phân cấp của đại diện chủ sở hữu Nhà nước. Do vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội không quy định nội dung này tại dự thảo Luật.

Tăng cường phân cấp cho doanh nghiệp quyết định tiền lương

Về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, có ý kiến cho rằng quy định không cho doanh nghiệp được kinh doanh bất động sản là chưa phù hợp.

Nội dung này cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu theo hướng “không quy định hạn chế đầu tư” trong dự thảo luật. Cụ thể, dự thảo Luật quy định, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp được thực hiện theo các hình thức đầu tư quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật khác có liên quan; đầu tư mua sắm tài sản cố định; mua chứng khoán theo quy định pháp luật về chứng khoán.

Về huy động vốn, cho vay vốn, Uỷ ban thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý tại dự thảo Luật. Quy định này đã thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp do doanh nghiệp thành lập hoặc đầu tư vốn tiếp cận được nguồn vốn hợp lý, tạo nguồn lực để doanh nghiệp phát triển; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Đề xuất không hạn chế doanh nghiệp Nhà nước đầu tư kinh doanh bất động sản - Ảnh 2.

Dự thảo Luật quy định Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định chính sách tiền lương của doanh nghiệp, bao gồm cả người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, kiểm soát viên

Về chính sách tiền lương, thù lao, tiền thưởng, một số ý kiến đề nghị tăng cường phân cấp cho doanh nghiệp trong việc quyết định tiền lương tại doanh nghiệp.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật quy định Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định chính sách tiền lương của doanh nghiệp, bao gồm cả người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, kiểm soát viên.

Về phân phối lợi nhuận sau thuế, dự thảo Luật đã chỉnh lý theo hướng lợi nhuận sau thuế sau khi chia lãi cho các thành viên góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có). Bù đắp lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Xử lý các chi phí theo quy định của luật chuyên ngành; xử lý chi phí đầu tư thất bại tại các dự án đầu tư có tính đặc thù, rủi ro cao nhưng không được quy định tại Luật chuyên ngành, chi phí đổi mới sáng tạo, dự án đổi mới thất bại, chi phí thực hiện nhiệm vụ chính trị do cấp có thẩm quyền giao theo quy định của Chính phủ. Phần còn lại được trích lập các quỹ và nộp Ngân sách Nhà nước.

Nguồn: VTV

Bài viết liên quan