Trang chủ kinh-te Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới của Mỹ giảm mạnh

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới của Mỹ giảm mạnh

bởi Admin
0 Lượt xem

Theo số liệu do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 8/5, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới của nước này đã giảm mạnh trong tuần trước, cho thấy thị trường lao động vẫn vững chắc, bất chấp rủi ro gia tăng do tác động của vấn đề thuế quan.

Trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ đã giảm 13.000 đơn, xuống còn 228.000 đơn trong tuần tính đến ngày 3/5. Số đơn xin tiếp tục nhận trợ cấp sau tuần thất nghiệp đầu tiên, một chỉ số đại diện cho hoạt động tuyển dụng, cũng giảm 29.000 đơn, xuống còn 1,879 triệu đơn trong tuần tính đến ngày 26/4.

Ảnh minh họa. Ảnh: National Review

Trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ đã giảm 13.000 đơn, xuống còn 228.000 đơn trong tuần tính đến ngày 3/5. Số đơn xin tiếp tục nhận trợ cấp sau tuần thất nghiệp đầu tiên, một chỉ số đại diện cho hoạt động tuyển dụng, cũng giảm 29.000 đơn, xuống còn 1,879 triệu đơn trong tuần tính đến ngày 26/4.

Sự gia tăng bất ổn kinh tế đã làm tăng thêm sự do dự của các doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động, khiến những người mất việc phải trải qua thời kỳ thất nghiệp kéo dài. Tỷ lệ thất nghiệp không đổi ở mức 4,2% trong tháng 4, nhưng thời gian thất nghiệp trung bình đã tăng lên 10,4 tuần, từ mức 9,8 tuần của tháng 3. Nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 177.000 việc làm trong tháng 4.

Trong một báo cáo khác, Bộ Lao động cho biết, năng suất lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, đo lường sản lượng theo giờ của mỗi công nhân, đã giảm 0,8% trong quý I/2025, mức giảm lần đầu tiên kể từ quý II/2022, sau khi tăng 1,7% trong quý IV/2024.

Trong khi đó, chi phí lao động – giá lao động trên một đơn vị sản lượng – đã tăng 5,7% trong quý I, sau khi tăng 2% trong quý trước đó. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, chi phí lao động chỉ tăng 1,3% trong quý I, thấp hơn so với mức tăng 1,9% của Quý IV/2024 và hỗ trợ cho lập luận của Fed rằng thị trường lao động không phải là nguồn lạm phát đáng kể. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến về chi phí lao động trong quý đầu tiên là đáng lo ngại. 

Nguồn: VTV

Bài viết liên quan